Với những ai đi trekking lần đầu, kinh nghiệm luôn là thứ cần tích lũy. Làm sao để vững tin xách balo lên và trekking? Phượt Vi Vu xin chia sẻ rõ hơn kinh nghiệm trekking từ A-Z giúp chuyến đi của bạn trọn vẹn nhất.
1. Chuẩn bị khi đi trekking – lựa chọn cung đường
Với người mới, bạn không nên chọn cung đường mạo hiểm, độ khó cao. Thay vào đó, chọn những cung đường đơn giản, ít thử thách để làm quen và tích lũy kinh nghiệm. Bạn cũng nên xem tình trạng của cung đường: lầy lội, bụi bặm, ẩm thấp, dài ngắn…để lên kế hoạch phù hợp.
Đừng bỏ lỡ bài viết: những cung đường trekking cơ bản dành cho người mới
Đồng thời, bạn nên xem sức khỏe của bạn thân có cho phép chinh phục cung đường với độ khó đó không? Nhớ “liệu cơm gắp mắm” sao cho phù hợp với thể trạng, cơ địa nữa nhé.
2. Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi là kỹ năng trekking cần thiết
Xem thêm bài viết kinh nghiệm đi trekking “siêu” chi tiết dành cho trekker để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ.
– Thể lực + tâm lý
Hoạt động trekking đòi hỏi sức khỏe và dẻo dai. Bởi bạn sẽ phải đi bộ nhiều, vượt qua loại nhiều địa hình như đồi núi, rừng rậm, đồi cát hay vách đá…
Đi bộ liên tục trong chặng đường dài, nếu không tập luyện thường xuyên thì sẽ nhanh xuống sức. Bạn có khả năng bị chấn thương nhẹ như trật chân, bong gân…Do vậy nếu muốn thử sức mình, bạn nên tập thể lực trước đó 2-3 tuần, thường là đi bộ, chạy bộ…để rèn sức bền cho cơ thể.
Kinh nghiệm trekking từ A-Z cho thấy, tâm lý cũng ảnh hưởng rất đến chuyến trekking. Bạn cần vững vàng tâm lý, tránh bị những điều lo sợ, tiêu cực làm giảm “nhuệ khí”.
– Tìm hiểu thông tin về nơi mình sắp đến
Bạn cần tìm hiểu những thông tin về cung đường mình sắp đến. Bởi nếu không, bạn có thể bị lạc bất cứ lúc nào. Đồng thời, bạn nên chọn các tour có leader uy tín, biết rõ cung đường và nhiều kinh nghiệm. Nếu không, bạn cũng có thể nhờ người địa phương nắm rõ địa hình giúp bạn.
Nếu muốn tự khám phá, la bàn, GPS và tracklog là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn nên dành một chút thời gian để học cách sử dụng thành thạo các dụng cụ này.
– Kiểm tra thời tiết kỹ càng
Đây là điều bạn cần đặc biệt chú ý. Bởi nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới chuyến đi của bạn. Và nhờ theo dõi thời tiết, bạn sẽ chủ động chuẩn bị đồ đạc, thời gian… hơn. Vì vậy, trước chuyến đi ít nhất một tuần: bạn nên xem dự báo thời tiết trên TV, trang web hay trên điện thoại nhé!
– Liên hệ với đại lý (nếu mua tour) hoặc hướng dẫn viên
Trước khi đi vài ngày, bạn nên liên hệ với đại lý hay tour guide để xác nhận lại toàn bộ thông tin. Nếu có thay đổi về thời gian, lịch trình để 2 bên chủ động sắp xếp thêm. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi rõ cần lưu ý thêm: thủ tục giấy tờ, phương tiện đưa đón…để chuyến đi của bạn trọn vẹn nhất.
Tham khảo link tour Tà Nẵng – Phan Dũng để được chinh phục cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.
3. Hành trang cần thiết
Tham khảo thêm bài viết: Bỏ túi 12 vật dụng cần thiết cho chuyến đi trekking
– Trang phục
Bạn nên chuẩn bị những bộ đồ thoáng mát, co giãn tốt. Hoặc bộ đồ thể thao hay loại có nhiều túi đựng đồ. Tránh mặc các loại quần jean dày bó sát vì di chuyển không thoải mái và khó thoát mồ hôi. Bạn nên gói ghém đồ đạc gọn nhẹ, chỉ khoảng 1-2 bộ đồ. Và nhớ kèm thêm áo khoác vì buổi tối trong rừng dễ bị lạnh.
– Giày dép
Bạn cần chuẩn bị giày trekking có độ bám, độ ma sát tốt, có lớp lót êm và độ đàn hồi. Giày trekking nên có tính năng chống thấm nước, cổ cao để bảo vệ phần mắt cá Đồng thời, thoải mái để cho đôi chân có thể thở được. Ngoài ra bạn cũng nên mang thêm một đôi dép tổ ong hoặc dép đi mưa phòng khi giày ướt.
Theo kinh nghiệm trekking từ A-Z của Phượt Vi Vu thì các bạn đừng nên mang giày quá chật hoặc vừa khít. Bởi vì sẽ nhanh bị phồng rộp chân do di chuyển nhiều.
– Nước và thức ăn
Dựa vào lộ trình và thời gian trekking, chẳng hạn như 2-3 ngày, bạn cần chuẩn bị 3-4 lít nước. Trên đường đi bạn cũng nên tiếp nước ở các con suối hay xin người dân địa phương.
Ngoài ra thì bạn cũng nên mang theo ít đồ ngọt để tiếp năng lượng khi mất sức. Đồ ăn mang theo nên gọn nhẹ, dễ chế biến, nấu nướng. Tránh mang các loại đồ ăn dễ hỏng hóc, ôi thiu.
– Balo, gậy trek và đèn pin
Bạn nên mang balo không quá to hay quá nhỏ. Bởi balo quá to khiến bạn di chuyển nặng nề, xoay xở khó khăn. Nhất là với địa hình hiểm trở. Balo nhỏ đôi khi khiến bạn không mang đầy đủ hết các đồ dùng cần thiết.
Hãy chuẩn bị 1 chiếc balo vừa vặn, bảo đảm đựng đủ các đồ dùng cần thiết và linh hoạt khi di chuyển. Bạn nên chọn loại balo chống thấm nước, co giãn và không gây nóng, khó chịu cho người mang.
Khi trời tối, 1 chiếc đèn pin là điều phải có. Bạn nên chọn loại có ánh sáng rộng, xa để bạn nhìn được bao quát. Với những chuyến trekking đòi hỏi leo trèo nhiều, bạn sẽ cần một chiếc gậy trek. Để giúp băng qua dốc núi, giảm đau nhức cơ hay trật chân.
– Dụng cụ sơ cứu y tế cơ bản
Bạn cần chuẩn bị thuốc đau đầu, đau bụng, hạ sốt, chống muỗi, chống vắt, thuốc bôi, thuốc sát trùng, băng gạc cá nhân, vitamin C…. Bởi trong quá trình di chuyển sẽ không thể biết được côn trùng cắn lúc nào.
Đặc biệt, bạn cần biết rõ công dụng của từng loại. Và nên có kỹ năng sơ cứu cơ bản trong các trường hợp cần thiết như bị thương, trật khớp…
Đừng quên bỏ túi 4 kỹ năng trekking cần thiết để có chuyến đi an toàn.
– Giấy tờ tùy thân
Bạn nghĩ mang theo giấy tờ tùy thân khi leo núi vì sợ rơi mất ở đâu đó? Không đâu, bạn nên mang giấy tờ tùy thân bên người. Nhiều trường hợp gặp kiểm lâm hay Ban quản lý của Vườn quốc gia, cửa khẩu nơi bạn trekking cần kiểm tra giấy tờ. Đây là quy tắc trekking phải nắm.
Kinh nghiệm trekking từ A-Z là bạn nên mang theo một ít tiền gọi là phòng thân. Chỉ mang theo một ít tiền mặt chia thành nhiều phần để cất đi. Các giấy tờ, tiền bạc nên cho vào trong một chiếc túi chống thấm nước đặt trong balo.
Ngoài ra, còn có:
- Lều trại/túi ngủ/võng giúp bạn nằm nghỉ ngơi và qua đêm.
- Các thiết bị điện tử như: sạc dự phòng, điện thoại, máy ảnh, máy quay film…
Và tùy vào thời gian, địa điểm, lịch trình bạn có thể chuẩn bị thêm các thứ cần thiết khác.
4. Một số lưu ý khác cho bí kíp phượt bộ
Bạn không nên bỏ qua bài viết 8 lưu ý khi đi trekking bắt buộc phải nhớ. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề khác như:
- Không xả rác, gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường xung quanh
- Tuyệt đối không tách đoàn dù bạn đã có kinh nghiệm trekking.
- Không ăn lá cây, hoa quả, nấm lạ. Không hái hoa, bẻ cành hay săn bắn, giết các loại thú rừng
- Không đốt lửa, gây hỏa hoạn…
Nói chung bạn phải giữ nguyên đúng hiện trạng môi trường, thiên nhiên nơi bạn đi qua.
Hi vọng rằng với kinh nghiệm trekking từ A-Z mà Phượt Vi Vu đề chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia hình thức du lịch đẩy thử thách và nhiều trải nghiệm này.
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm trekking chi tiết từ A-Z
Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.
Bài viết mới nhất
Điểm danh những ngôi đền, chùa có kiến trúc độc đáo ở Thái Lan
Khi đặt chân đến đất nước Thái Lan. [...]
Điểm danh 5 khu chợ sầm uất nhất ở Yangon
Dù bạn đi du lịch ở bất cứ [...]
Những quán cà phê đẹp ở Chiang Mai bạn nên đến
Trái ngược với Bangkok – thủ đô Thái [...]
Khám phá chùa Đá Vàng độc đáo, linh thiêng của Myanmar
Đến với đất nước chùa Vàng Myanmar, bạn [...]