Abraham Lincoln từng nói “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu” Điều đó nói lên tầm quan trọng của sự chuẩn bị. Đi khám phá du lịch, trải nghiệm cũng vậy. Các bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ mới có những chuyến đi an toàn. Phượt Vi Vu xin chia sẻ 4 kỹ năng trekking cần thiết để chuyến đi của bạn an toàn và trọn vẹn nhất.

Có thể bạn chưa biết: Thuật ngữ trekking là gì? Gợi ý những cung đường trekking nổi tiếng ở Việt Nam

1. Kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng định vị

Trekking bị lạc là điều có thể xảy ra. Do đó, bạn hãy học cách xác định hướng dựa trên hướng mặt trời mọc, lặn. Hoặc sử dụng la bàn thuật thuần thục. Bởi đây đều là kỹ năng trekking cần thiết cho bạn.

Đối với những địa hình phức tạp, cách xa trung tâm, bạn cần trang bị thêm những thiết bị định vị như: bản đồ, GPS, track log…. Và những món đồ này chỉ phát huy hiệu quả khi biết cách sử dụng. Vậy nên, hãy sử dụng thật thành thạo những dụng cụ đó trước khi xách balo lên và đi.

Học cách sử dụng các thiết bị định vị là kỹ năng trekking cần thiết. Ảnh: Freepik

Đừng trông cậy tất cả mọi thứ vào người dẫn đoàn. Bạn có thể bị lạc họ. Tự chuẩn bị cho bản thân kỹ năng trekking là điều cần làm. Bởi vì mọi thứ rủi ro đều có thể xảy ra. Hãy là trekker cẩn trọng trong mọi trường hợp để chuyến đi an toàn và trọn vẹn.

Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp 10 cung đường trekking miền Bắc “hot” nhất

2. Kỹ năng xử lý tình huống khi đi lạc đoàn

Đây là kỹ năng đi trekking mà bất cứ trekker nào cũng nên nắm rõ. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên tuân thủ người dẫn đoàn cũng như các quy tắc trekking chặt chẽ về an toàn trước chuyến đi. Ví dụ nếu đang đi trước người chốt đoàn. Tới ngã ba nhưng không chắc, bạn nên đứng lại chờ. Bạn không nên đi theo cảm tính hay đi mò.

Bạn không nên đi theo cảm tính hay đi mò. Ảnh: Freepik

Khi bị lạc đoàn, những gợi ý sau của Phượt Vi Vu có thể giúp ích cho bạn.

Hãy tập trung quan sát xung quanh xem có lối mòn không. Đó có thể là: vết lá bị giẫm, vết bánh xe, vết giày…Nếu gặp may, bạn đi theo lối mòn để tìm được đường ra. 

Nếu bị lạc đoàn, bạn nên đứng ngay ngã ba chỗ bị lạc đoàn, đứng trên lối mòn. Người khác có thể tìm thấy bạn ở đó.

Trong những trường hợp khác, bạn có thể cần thêm những kỹ năng trekking sau:

Phải thật bình tĩnh, không la hét, hoảng loạn. Không nên di chuyển quá nhiều tránh bị kiệt sức. Và cần xác định được phương hướng, để lại kí hiệu chờ người đến cứu. 

Để lại các ký hiệu trên đường hoặc đốt lửa tạo cột khói hay tạo âm thanh to để thu hút mọi người.

kỹ năng xử lí tình huống
Quy tắc trekking khi bị lạc là thật bình tĩnh. Ảnh: Freepik

Chỉ ăn thức ăn mang theo. Nếu hết thì chỉ ăn những loại trái cây mà bạn biết là không gây hại.

Tìm kiếm những hốc đá và trú ngụ để tránh mưa hay thú dữ.

Hạn chế đi con đường có nhiều cây cối rậm rạp vì khó xác định hướng.

Chắc chắn với những kỹ năng trekking trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm được đoàn. Hay tìm được sự trợ giúp của người khác.

Xem thêm: 6 cung đường trekking nổi tiếng ở khu vực Tây Nguyên

3. Kỹ năng sơ cứu

Khi trekking, một vài tai nạn là chuyện khó có thể tránh khỏi với các trekker. Và trong những vùng xa xôi, hẻo lánh thường không có trạm xá, bệnh viện. Chính vì thế, bạn cần phải học những kỹ năng trekking, kiến thức căn bản về việc sơ cứu. 

Theo kinh nghiệm trekking của Phượt Vi Vu cho thấy, trang bị các kỹ năng như: cách cầm máu, băng bó vết thương, sơ cứu…sẽ giúp ích rất nhiều.

Kỹ năng sơ cứu
Cần nắm vững kỹ năng trekking, kiến thức căn bản về việc sơ cứu. Ảnh: Freepik

Trước khi trekking, hãy nhớ mang theo những thứ này:

  • Băng cá nhân: dùng để bảo vệ vết thương và cầm máu những vết thương nhẹ. Bạn cần chuẩn bị băng cá nhân tổng hợp với nhiều kích thước và hình dáng. Để tiện xử lý các vết thương.
  • Dung dịch sát trùng: chúng giúp làm sạch vết thương, tránh bị nhiễm trùng. Bạn có thể mang theo cồn 70°, thuốc đỏ, nước muối sinh lý…
  • Cuộn băng quấn: được dùng khi gặp vết thương lớn. Hoặc các trường hợp cần cố định xương như trật khớp.
  • Nhíp: dùng để gắp bỏ các mảnh vụn găm vào da. Tuy nhiên, cần sát khuẩn nhíp trước khi dùng.
  • Túi chườm nóng, lạnh hoặc thuốc xoa bóp: dùng khi đau nhức, khó chịu trong người.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị kéo, băng dính, găng tay y tế… Đây đều là các vật dụng cần thiết cho chuyến trekking.

4. Kỹ năng di chuyển khi đi trekking

Trekking là hoạt động cường độ cao nên mất khá nhiều năng lượng. Vì thế, các bạn cần học kỹ năng di chuyển. Một vài kỹ năng trekking sau sẽ giúp ích cho bạn:

Khi đi, bạn cần duy trì tốc độ bình thường và điều hòa hơi thở dài, sâu. Dù là leo lên và xuống dốc. Khi thấy quá sức và không thể di chuyển, hãy dừng chân và nghỉ ngơi. 

Khi phải leo lên con dốc đứng, bạn nên đi theo đường zigzag sẽ dễ đi hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng gậy trek để lấy đà. Nếu không có gậy, bạn có thể bám vào các mô đá, thân cây làm điểm tựa. Bạn sẽ tiết kiệm sức nhiều hơn.

Bạn cần học kỹ năng di chuyển khi đi trekking.
Bạn cần học kỹ năng di chuyển khi đi trekking. Ảnh: Freepik

Khi xuống dốc, bước sao cho lòng bàn chân theo hướng nghiêng. Lúc đó, người bạn cần hơi khom và giữ balo nằm phía trước chân đế.

Đối với con dốc quá cao và đứng, bạn nên xoay người hướng về phía đối diện với con dốc. Sau đó, bạn dùng tay bám chắc vào để leo xuống. Khi leo dốc, bạn cần lưu ý 3 điểm tựa: một tay với hai chân hay một chân với hai tay.

Trekking là hoạt động ngoại khóa nhiều thử thách nhưng cũng ẩn chứa nhiều chuyện ngoài tầm kiểm soát. Vì thế, hãy trang bị những kỹ năng trekking cần thiết để giúp ích cho bạn và người khác. Mong rằng, bạn sẽ luôn có chuyến đi an toàn và trọn vẹn nhất.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm trekking chi tiết từ A-Z

Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.

Bài viết mới nhất

 
Điểm danh 5 khu chợ sầm uất nhất ở Yangon

Dù bạn đi du lịch ở bất cứ [...]

Những quán cà phê đẹp ở Chiang Mai bạn nên đến

Trái ngược với Bangkok – thủ đô Thái [...]

Khám phá chùa Đá Vàng độc đáo, linh thiêng của Myanmar

Đến với đất nước chùa Vàng Myanmar, bạn [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *